1. Phần thô là gì?
Đầu tiên, để có được một căn nhà vững chắc thì bạn phải cần đến dịch vụ chống văng nhà hoặc chống nghiêng nhà dân. Vì đây là bước đi tối quan trọng trong giai đoạn thi công công trình. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ chống văng nhà; đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
Phần thô được gọi là khung nhà. Đây là phần quan trọng nhất; vì nó càng chắc chắn thì việc hoàn thiện càng dễ dàng, tiết kiệm chi phí, thời gian. Như vậy, có thể hiểu xây dựng nhà phần thô nghĩa là xây dựng hệ thống khung bê tông cốt thép và tường, vách của ngôi nhà.
2. Chuẩn bị mặt bằng và các khu vực cần thiết
Là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng trong các bước chuẩn bị xây nhà. Nếu bạn cần cải tạo ngôi nhà cũ, thì cần phải thuê chỗ ở cho gia đình tạm thời khi giải phóng mặt bằng, dọn dẹp, phá dỡ nhà cũ. Khi đó, các cấu trúc xây dựng cùng với chất thải cũ được vận chuyển bỏ đi.
Bên cạnh đó, trong các công đoạn xây nhà, chủ nhà cần phải chuẩn bị khu vực trữ vật liệu xây dựng; nhằm tránh tác động như mưa, nắng, bão từ môi trường. Đối với công trình lớn cần thuê công nhân đến từ nơi khác; bạn còn cần phải chuẩn bị nơi nghỉ ngơi và sinh sống cho công nhân. Đồng thời rào chắn để đảm bảo an toàn và giảm tác động đến xung quanh.
Trong hợp đồng xây dựng phần thô, các đơn vị sẽ ghi rõ sử dụng vật liệu gì để xây dựng. Phần lớn các công trình hiện nay đều dùng bê tông tươi đảm bảo chất lượng cao. Đây là xu hướng mới, đảm bảo chất lượng của bê tông được sử dụng kiểm soát chặt chẽ từ các nhà sản xuất có thương hiệu và uy tín. Đồng thời giúp chủ nhà giảm thiểu chi phí phát sinh và tổn thất. Khi thực hiện quy trình xây dựng nhà ở, chủ nhà cần phải quản lý việc kiểm soát vật liệu để đẩy nhanh tiến độ thi công; đảm bảo an toàn cho người lao động.
2. Các bước xây nhà phần thô
Sau khi thực hiện xong các bước chuẩn bị xây nhà, sẽ bắt đầu tiến trình xây dựng nhà phần thô. Đây là giai đoạn cần nhiều bước, đồng thời phải làm việc với kỹ sư một cách kỹ lưỡng. Cụ thể như sau:
2.1 Gia cố móng và móng:
Trong các công đoạn xây nhà, đây là phần quan trọng đầu tiên. Việc gia cố móng còn phải tùy thuộc vào từng nền đất cụ thể. Đối với đất yếu, nên đóng thêm cọc cừ tràm hay ép cọc bê tông. Tiếp đến là xây dựng các công trình ngầm như hố ga, đường ống thoát nước.
Đối với một công trình nhà ở sẽ có 3 loại nền móng cơ bản là móng băng, móng đơn và móng bè. Trong đó, 2 loại móng được sử dụng phổ biến hơn là móng đơn và đinh băng.
Khi thực hiện hợp đồng xây dựng phần thô, các đơn vị xây dựng cũng thông báo cho chủ nhà về việc đổ bê tông. Vì nó không thể sửa chữa khi có vấn đề phát sinh trong tương lai. Do đó, cần được cân nhắc và phân loại chắc chắn. Lưu ý chỉ sử dụng xi măng chất lượng cao hoặc bê tông tươi được cung cấp bởi thương hiệu uy tín.
2.2 Đổ bê tông (phần sàn, dầm, cột):
Tiếp theo của quy trình xây dựng nhà ở phần thô là đổ bê tông các phần dầm, cột, sàn. Công việc chính bao gồm đan thép và tạo hỗn hợp, sau đó thử nghiệm rồi tiến hành đổ. Bạn cần chờ cho bê tông ngưng tụ và dùng để xây tường.
Ngoài ra, việc bảo dưỡng các khối bê tông sau khi đổ được xem là yếu tố quyết định đến chất lượng thi công các bước xây phần thô cho ngôi nhà và độ bền của công trình về sau.
2.3 Xây tường:
Cuối cùng trong quy trình xây nhà phố, nhà ở phần thô là các bức tường. Yêu cầu của phần này là phải đều đặn và thẳng. Đồng thời cần được kiểm tra thường xuyên nhằm cân bằng lại kết quả thi công.
Như vậy, hợp đồng xây dựng phần thô và tiến hành thi công được đánh giá là quan trọng nhất; đảm bảo chất lượng cũng như sự thành công cho toàn bộ dự án. Chúng ta đều biết sơn có thể đổi màu sắc; gạch đã lắp có thể cắt lại,… nhưng sau khi đã thực hiện xong các công đoạn xây nhà phần thô thì không thể nào sửa chữa được nữa.
Đó chính là lý do vì sao chúng tôi luôn khuyên bạn nên có các bước chuẩn bị xây nhà ban đầu kỹ lưỡng. Đồng thời đầu tư vào khung nhà này bằng những vật liệu chất lượng cao, để tạo ra một ngôi nhà có giá trị bền vững.